Trẻ mất tập trung khi mẹ dạy học? Mẹ vừa dạy câu trước, câu sau hỏi lại con liền không nhớ? Con học hôm nay mai mẹ hỏi lại con lại quên? Đây có phải là những vấn đề khiến mẹ chán nản, stress mỗi khi dạy con học?
Cùng Danke tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho trẻ mất tập trung giảm chú ý mẹ nhé! Thay vì cáu giận, quát mắng con, mẹ hãy bình tĩnh tìm hiểu ra nguyên nhân và cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý hiệu quả nhé!
Mục lục
Nguyên nhân mất tập trung của trẻ mầm non, trẻ nhỏ
Hầu hết các trẻ khi cha mẹ bắt đầu cho con tiếp xúc bảng chữ cái, con số đều gặp tình trạng trẻ mất tập trung. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ mầm non. Vậy nguyên nhân vì sao trẻ thiếu tập trung?
Trẻ mầm non đang trong độ tuổi hiếu động, rất dễ mất tập trung và khả năng tập trung của các bé là ít hơn người lớn rất nhiều. Nguyên nhân là do bộ não trẻ chưa được tổ chức hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, các trẻ đang bước vào cấp 1 cũng là đối tượng dễ bị mất tập trung.
Chưa kịp thích ứng
Khi con đang ở tuổi ăn chơi thoải mái, cha mẹ chuyển từ việc chơi sang việc học thì đây quả là giai đoạn khó khăn. Vì bé chưa thích nghi kịp với sự chuyển tiếp này. Bé chưa quen phải ngồi lâu một chỗ, làm một việc.
Tính hiếu động
Ngoài ra, trẻ mầm nón cũng rất hiếu động. Bình thường trẻ không thể ngồi một chỗ khoảng 5, 10 phút mà sẽ di chuyển, vận động liên tục. Nên khi cha mẹ yêu cầu trẻ phải ngồi một tiếng là một đòi hỏi có thể là quá sức đối với bé.

Môi trường xung quanh trẻ
Trẻ con rất dễ bị chi phối bởi yếu tố ngoại cảnh như: Tivi, trò chơi điện tử, âm thanh,… Nếu mẹ cho con học bài mà bố hay ông bà đang xem TV ồn ào ngay kế bên,.. thì trẻ sẽ bị mất tập trung cũng là điều dễ hiểu.
Ngủ không đủ giấc, ngủ muộn
Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ nhỏ giúp phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần. Hiện nay, nhiều bố mẹ vì bận công việc hoặc không có thời gian cho con nên thường để con xem điện thoại, vui chơi quá muốn đến 10 – 11h mới đi ngủ.
Điều này ảnh hưởng đến trí thông minh và khả năng ghi nhớ của trẻ. Mẹ hãy cho con ngủ trước 10 giờ, đảm bảo đủ 8 – 10 tiếng/ ngày.
Chế độ dinh dưỡng
Trẻ ăn nhiều đường và chất béo cũng ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ. Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng trong suốt quá trình phát triển của trẻ, nhất là khả năng tập trung. Do đó, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Ngoài ra, vấn đề từ gia đình như căng thẳng của bố mẹ có thể khiến trẻ bị căng thẳng, sợ hãi, dẫn đến mất tập trung vào việc học.
Những biểu hiện trẻ mất tập trung giảm chú ý
Trẻ thiếu tập trung thường có những biểu hiện sau:
– Không thể ngồi yên một chỗ trong thời gian dài được và thường xuyên bị phân tâm, không chú ý vào bài học.
– Trẻ mất tập trung khi học bài và gặp khó khăn ghi nhớ.
– Việc học ở nhà thường mất nhiều thời gian hơn vì trẻ khó tập trung khi học, nhất là khi không có cha mẹ kèm bên cạnh.

– Nét chữ của trẻ thường xấu hơn so với bạn bè cùng trang lứa do độ tập trung không cao.
– Trẻ mất đồ thường xuyên, đặc biệt là những trẻ đã đi học.
– Trẻ không thể tự sắp xếp công việc của bản thân, phần lớn phải nhờ vào sự giúp đỡ của cha mẹ.
– Thường hay mơ màng trong lúc học tập trên trường hoặc ở nhà.
Trẻ mất tập trung phải làm sao?
Trẻ mất tập trung trí nhớ kém là vấn đề phổ biến ở các trẻ nhỏ, hầu hết các con đều không thích học và thậm chí là sợ học. Tuy nhiên, đây cũng không thể coi là bệnh mất tập trung ở trẻ em. Nhưng nếu cha mẹ làm theo những hướng dẫn dưới đây mà tình trạng trẻ mất tập trung giảm chú ý vẫn xảy ra thì mẹ hãy đưa con đi khám nhé!
Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý
Dạy trẻ mất tập trung cha mẹ cần kiên nhẫn và không được nổi nóng, cáu gắt làm tổn thương con.
Điều chỉnh thời gian học từ từ
Thời gian đầu, cha mẹ cho bé học khoảng 15 phút rồi nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ ngơi, mẹ cùng trẻ thực hiện một vài động tác thể dục nhẹ để tinh thần tỉnh táo. Sau đó, cha mẹ bắt đầu tăng dần thời lượng lên mỗi ngày…
Học cùng trẻ
Thay vì để con học một mình, cha mẹ nên cùng bé học, tìm hiểu và gợi ý hướng giải quyết vấn đề. Điều này sẽ khiến bé rất thích thú, hăng say và chú ý học hơn. Vì khi không hiểu bé có thể hỏi ngay cha mẹ của mình.

Tạo thời gian biểu cho bé
Cha mẹ hãy tạo một thời gian biểu làm việc cho trẻ vào mỗi ngày, giờ giấc học hành để trẻ biến nó thành một thói quen.
Đặt mục tiêu cho trẻ cố gắng
Cha mẹ nên đặt ra mục tiêu và các phần thưởng để trẻ phấn đấu bởi trẻ nhỏ luôn thích có quà. Hãy chi tiết hóa quá trình phấn đấu thành từng bước nhỏ để trẻ dễ thực hiện. Đồng thời, cha mẹ cũng nên hướng dẫn và hỗ trợ để con hoàn thành mục tiêu đề ra.
Sử dụng lời khen
Khen khi con làm tốt không chỉ là phương pháp dạy trẻ thiếu tập trung mà cả với trẻ nhỏ nói chung. Trẻ con rất thích được khen nên thường cố gắng lặp lại một cách có chủ đích những gì đã được tán dương.
Dần dần, trẻ sẽ rèn luyện được khả năng tập trung và những thói quen tốt. Vì vậy, cha mẹ đừng ngại việc khen ngợi con cái.

>> Tin HOT cùng chủ đề: Top 3 sữa bổ não cho trẻ học TẬP TRUNG, NHỚ BÀI hiệu quả!
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ mất tập trung?
Bên cạnh cách dạy trẻ thiếu tập trung giảm chú ý, cha mẹ cũng cần lưu ý đến tâm lý của con.
Thông cảm với trẻ
Để bé không cảm thấy áp lực trong học tập, cha mẹ không nên gò ép. mắng bé. Không nên ép con phải học nhanh, phải ngồi học trong một thời gian dài. Nếu con có quá mệt hay trả lời sai, làm bài chậm,…thì cũng nên thông cảm và động viên bé để bé có thể tiếp tục tập trung học bài.
Tạo không gian yên tĩnh cho trẻ học tập
Cha mẹ hãy lưu ý đến việc chọn một không gian yên tĩnh để con tập trung học tập. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chọn thời điểm thích hợp nhất để trẻ bắt đầu việc học và nên cách xa bữa ăn chính ít nhất là 1 giờ. Vì khi trẻ vừa ăn xong thì máu dồn về dạ dày để tiêu hóa thức ăn, máu lên não ít dẫn đến tình trạng khó tập trung cho việc học.
Đảm bảo giấc ngủ và dinh dưỡng cho con
Dù bận rộn, cha mẹ cũng nên dành thời gian để cho con đi ngủ sớm, nên ngủ trước 10 giờ tối là tốt nhất. Ngủ đủ giấc sẽ giúp con có được tinh thần thoải mái và minh mẫn học tập vào hôm sau.
Bên cạnh đó, mẹ đừng quên tăng cường các thực phẩm giàu DHA, Lutein, Vitamin E, Vitamin nhóm B,…. giúp trẻ tăng cường trí nhớ và thông minh hơn nhé! Chúng thường có nhiều trong các loại cá hồi, cá ngừ, rau xanh, sữa, các loại hạt,….
Bổ sung sữa non Danke Grow & IQ
Mẹ có thể bổ sung thêm sữa non Danke Grow & IQ để giúp trẻ bổ sung các dưỡng chất cho não bộ. Danke Grow & IQ giàu DHA, ARA, Lutein, Vitamin A, E…là những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh và võng mạc, giúp trẻ thông minh, lanh lợi, tăng cường khả năng học hỏi, cảm xúc.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn hỗ trợ trẻ cao lớn với hàm lượng đạm chất lượng cao, Canxi hữu cơ, Vitamin D3 và MK7. Sữa non Danke Grow & IQ có chứa thành phần sữa non giúp tăng cường miễn dịch giảm ốm vặt và nhiễm bệnh cho trẻ.
Trẻ mất tập trung không phải là bệnh lý nhưng cha mẹ cần lưu ý để có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho con. Hy vọng những thông tin trên đây giúp cha mẹ có được những kiến thức bổ ích để nuôi dạy con. Chúc con yêu của mẹ luôn mạnh khỏe và tiếp thu bài hiệu quả!
Một bình luận trong “Trẻ mất tập trung: Nguyên nhân – Biểu hiện – Cách dạy trẻ hiệu quả!”