Con tập bò, tập nói chậm hơn các bạn; con tiếp thu bài cũng chậm, khả năng tự chăm sóc bản thân kém,... Đây thường là những dấu hiệu phổ biến của trẻ chậm phát triển trí tuệ. Vậy làm sao để nhận biết chính xác con chậm phát triển trí tuệ và cách xử lý ra sao?
Trẻ chậm phát triển trí tuệ ảnh hưởng không chỉ tới sự phát triển thể chất mà còn tới khả năng tư duy, nhận thức. Mẹ hãy cùng Danke tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này để có thể phát hiện và đưa ra phương án chữa trị kịp thời.
Mục lục
Những vấn đề mẹ cần biết về trẻ chậm phát triển trí tuệ
Chậm phát triển trí tuệ là gì? Có những mức độ nào? Đây là điều đầu tiên mẹ cần quan tâm để kịp thời phát hiện tình trạng của con.
Trẻ chậm phát triển về trí tuệ là gì?
Chậm phát triển trí tuệ là khi não bộ của con bị khuyết điểm, không phát triển toàn diện. Khiếm khuyết này khiến khả năng học tập, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, giao tiếp và kỹ năng xã hội của trẻ kém hơn các bạn đồng trang lứa.
Bé chậm phát triển trí tuệ thường mất rất nhiều thời gian để học nói, học cách đi đứng vận động, hay mặc quần áo, tự ăn uống. Nhiều trẻ gặp tình trạng này nặng còn cần đến phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ trong việc học tập.

Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ
Các dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển về trí tuệ ở trẻ mà bố mẹ có thể quan sát/ theo dõi để phát hiện kịp thời đó là:
– Trẻ tập bò, ngồi, tập đi muộn hơn trẻ cùng tuổi
– Khả năng tập nói, học nói rất khó khăn
– Ghi nhớ khó, chậm tiếp thu kiến thức và kỹ năng
– Khả năng chăm sóc bản thân kém…
Nếu như gần quá thời gian tối đa cho phép để bé học các kỹ năng trên, mẹ nên đưa con đi khám để phát hiện kịp thời.
4 mức độ trẻ chậm phát triển về trí tuệ
Dựa vào những hoạt động trí óc, khả năng thích ứng và mức độ trẻ cần sự hỗ trợ/ giúp đỡ của người lớn trong sinh hoạt hàng ngày, các chuyên gia phân loại bé chậm phát triển trí tuệ thành:
Chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ
Ở mức độ này, trẻ vẫn có thể hòa nhập được (chiếm khoảng 85% trong tổng số trẻ bị chậm phát triển trí tuệ). Một số căn cứ phân loại:
– Trẻ có chỉ số IQ từ 50 – 70.
– Các phát triển về kỹ năng, vận động, khả năng quan sát… của trẻ khi còn nhỏ thường khó phân biệt với trẻ bình thường.
– Trẻ vẫn hòa nhập với các bạn cùng tuổi, nhưng có thể gặp khó khăn trong học tập. Đôi khi, trẻ phải cần sự hỗ trợ và chỉ dẫn nhiều hơn các trẻ khác.

Chậm phát triển trí tuệ mức độ trung bình
Ở mức độ này, trẻ có thể huấn luyện được (chiếm khoảng 10% trong tổng số bé bị chậm phát triển trí tuệ). Một số căn cứ phân loại:
– Trẻ có chỉ số IQ từ 35 – 49.
– Phần lớn trẻ có thể học được kỹ năng giao tiếp khi còn nhỏ.
– Lớn lên, trẻ vẫn có thể tự chăm sóc bản thân.
– Tuy nhiên, khả năng học tập chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản, thường không quá bậc tiểu học.
– Khi lớn lên cần nhận được sự hỗ trợ của người khác.

Chậm phát triển trí tuệ mức độ mức độ nặng
Ở mức độ này, mọi vấn đề tiếp nhận và học tập của trẻ gần như rất khó khăn (nhóm này chiếm khoảng 3 – 4% trong tổng số trẻ bị chậm phát triển trí tuệ). Một số căn cứ phân loại:
– Trẻ có chỉ số IQ từ 20 – 34.
– Trẻ học được rất ít kỹ năng giao tiếp khi còn nhỏ.
– Trẻ chỉ có thể làm quen với chữ cái và số đếm.
– Khi lớn không thể tự lập, chỉ thực hiện được rất ít hoạt động sinh hoạt và luôn cần sự hỗ trợ.
Chậm phát triển trí tuệ mức độ mức độ rất nặng
Nhóm này chiếm khoảng 1 – 2% trong tổng số trẻ bị chậm phát triển trí tuệ. Một số căn cứ phân loại:
– Trẻ có chỉ số IQ dưới 20.
– Khả năng vận động, kỹ năng chăm sóc bản thân và giao tiếp xã hội cần phải huấn luyện để cải thiện.
– Luôn cần sự hỗ trợ, giám sát chặt chẽ của người lớn.
– Trẻ thường qua đời sớm.

>> Xem thêm: Trẻ mất tập trung: Nguyên nhân – Biểu hiện – Cách dạy trẻ hiệu quả!
Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển do rất nhiều nguyên nhân. Dưới dây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bé chậm phát triển.
Nguyên nhân trẻ nhỏ chậm phát triển
Một số nguyên nhân dẫn đến bé chậm phát triển trí tuệ là do trẻ mắc một số hội chứng như: Down, hội chứng nghiện rượu ở thai nhi (FAS) do người mẹ uống rượu khi mang thai, dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng bẩm sinh…. Các hội trứng có thể xảy ra trước sinh, lúc sinh hoặc cả sau sau sinh.
Nguyên nhân trẻ lớn hơn chậm phát triển
Các trẻ lớn hơn, khi bị chấn thương vùng đầu, nhiễm trùng, mắc đột quỵ ở trẻ em,… làm ảnh hưởng tới não bộ, có thể dẫn tới chậm phát triển.
Di truyền có thể gây chậm phát triển trí tuệ
Khoảng 30% trẻ bị chậm phát triển trí tuệ là do di truyền. Trong trường hợp này, những dị thể bất bình thường từ bố mẹ truyền sang cho con cái và gây ra khuyết tật. Bệnh Phenylketone niệu (một chứng rối loạn chuyển hóa) cũng gây ra khuyết tật về trí tuệ.
Thiếu dinh dưỡng có thể gây chậm phát triển trí tuệ
Dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Trong thời gian mang thai, mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì thai nhi sẽ không thể phát triển hoàn thiện, dẫn đến khiếm khuyết trí tuệ về sau. Những trẻ bị suy dinh dưỡng, không được chăm sóc đầy đủ cũng có nguy cơ bị chậm phát triển trí tuệ.

Trong thời gian mang thai, mẹ có thể bổ sung thêm Monilait For Mom để đảm bảo nạp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Monilait For Mom giúp mẹ bổ sung thêm Sắt, Axit Folic, DHA, Taurine, Choline, Vitamin A, E,… Đây là các dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ hoàn thiện và phát triển não bộ.
Phương pháp điều trị cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám thường xuyên để phát hiện kịp thời các bệnh lý cũng như chậm phát triển trí tuệ. Tùy mức độ chậm phát triển, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp cho từng loại như: liệu pháp giáo dục, liệu pháp tâm lý, dùng thuốc. Ngoài ra, ở nhà, bố mẹ có thể phối hợp cùng với việc điều trị của chuyên gia để giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Khuyến khích sự độc lập ở trẻ
– Hãy để trẻ thử những điều mới và khuyến khích trẻ tự làm.
– Bố mẹ chỉ hướng dẫn trẻ khi thật sự cần thiết và đưa ra phản hồi tích cực khi trẻ làm tốt điều gì đó hoặc thành thạo điều gì đó mới.
– Tích cực cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm, tham gia một lớp học nghệ thuật hoặc tham gia hướng đạo sinh sẽ giúp trẻ xây dựng/ phát triển tốt các kỹ năng xã hội.

– Phối hợp và giữ liên lạc với giáo viên của trẻ để có thể theo dõi sự tiến bộ và ôn lại những gì trẻ đã được học ở trường thông qua thực hành tại nhà.
– Làm quen, kết nối với các bậc phụ huynh khác cùng cảnh ngộ để có được sự tư vấn và hỗ trợ tuyệt vời về tinh thần.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ
Như đề cập ở trên, nguồn dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục ở trẻ chậm phát triển trí tuệ. Mẹ hãy tăng cường các thực phẩm giàu DHA, Taurine, Choline, Lutein, Vitamin A, E, Sắt,…. Đây là các dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ phát triển trí não; thúc đẩy tư duy nhanh nhạy và thích ứng nhanh hơn. Mẹ có thể tham khảo sữa non Danke Grow & IQ cho bé. Ngoài các dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ bổ não, giúp trẻ thông minh, nhanh nhạy, sữa non Danke Grow & IQ còn được bổ sung sữa non, men vi sinh, tinh chất men bia, các vi chất thiết yếu giúp con khỏe mạnh, lớn nhanh.

Trên đây là một kiến thức về trẻ chậm phát triển trí tuệ để bố mẹ tham khảo. Lời khuyên dành cho bố mẹ là hãy cho con đi thăm khám định kỳ để phát hiện sớm các bệnh tật không mong muốn. Mẹ hãy thường xuyên truy cập vào chuyên mục kiến thức dinh dưỡng của Danke để cập nhật các thông tin chăm con hữu ích nhé!