0904227929

Trẻ bị táo bón có nguy hiểm không?

Trẻ bị táo bón có nguy hiểm không?

Thi thoảng trẻ bị táo bón thì có thể do chế độ ăn uống khô khan, thiếu chất xơ ngày hôm đó, thế nhưng trẻ bị táo bón lâu ngày trong nhiều tuần liền thì các mẹ không thể xem nhẹ được nhé! Bài viết hôm nay hãy cùng Danke tìm hiểu xem trẻ bị táo bón có nguy hiểm không nhé!

Trẻ bị táo bón lâu ngày và những biến chứng đầy đau đớn

Để biết trẻ bị táo bón có nguy hiểm không, mời các mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những biến chứng hay hậu quả của táo bón ở trẻ em như thế nào nhé!

– Nứt kẽ hậu môn và đau đớn

Khi bé bị táo bón sẽ phải dùng nhiều sức để đẩy phân ra ngoài hơn so với trẻ đi ngoài bình thường, từ đó sẽ gây nứt hay rách ống hậu môn khiến trẻ đau đớn mỗi khi đi vệ sinh. Ngoài ra, đau đớn chính là cảm giác sợ hãi nhất khi trẻ bị táo bón. Vì bị táo bón nên trẻ đau khi đi đại tiện vì phải cố dùng sức đẩy phân ra. Chính vì sợ cảm giác đau mà trẻ sợ đi đại tiện, thường nhịn đi đại tiện ngay cả khi có nhu cầu. Việc nhịn đi đại tiện lâu ngày dẫn đến chứng táo bón càng trầm trọng hơn.

– Đại tiện ra máu

Với trẻ bị táo bón, phân thường khô, rắn, bề mặt khuôn phân gồ ghề. Vậy nên hậu quả của táo bón ở trẻ em là khi đi đại tiện, phân sẽ trà sát lên niêm mạc ống hậu môn trực tràng có thể gây xước chảy máu. Mức độ chảy máu phụ thuộc mức độ táo bón nặng nhẹ của bé. Lúc đầu có thể ở dạng thấy vệt máu trên giấy vệ sinh, nặng hơn có thể thấy máu theo phân. Nặng hơn nữa có thể có máu nhỏ giọt hoặc máu thành tia.

– Đau bụng vùng dưới rốn

Phân không được đào thải ra ngoài, ứ đọng trong đại trực tràng khiến trẻ bị đau bụng dưới rốn. Nếu trẻ đau nhiều thì có thể trẻ gặp tình trạng bán tắc ruột do “u phân’ gây ra.

Trẻ bị táo bón có nguy hiểm không?

Với những biến chứng đau đớn trên đây chắc hẳn các mẹ cũng phần nào đoán được trẻ bị táo bón có nguy hiểm không đúng không nào?  Vậy táo bón lâu ngày có nguy hiểm không? Không chỉ trẻ con mà ngay cả người lớn khi bị táo bón lâu ngày cũng rất vô cùng nguy hiểm! Dưới đây là những hậu quả khi trẻ bị táo bón lâu ngày có thể mắc phải!

– Biếng ăn, chậm tăng cân

Khi trẻ bị táo bón lâu ngày, phân tích tụ lại và khó thoát ra ngoài, gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Thêm vào đó, trẻ bị táo bón thường tiêu hóa và hấp thu kém dấn đến tình trạng trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng. Nếu tình trạng biếng ăn kéo dài, trẻ sẽ có nguy cơ suy sinh dưỡng cao, chậm lớn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.

– Sức đề kháng kém

Do biếng ăn, tiêu hóa kém nên bé bị táo bón sẽ không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ. Bên cạnh đó, việc không thể thải loại các độc tố và cặn bã trong cơ thể càng làm suy giảm sức đề kháng của trẻ.

– Viêm ống hậu môn trực tràng

Khối phân lớn, khô rắn dễ gây tổn thương niêm mạc, hậu môn trực tràng. Điều nằy làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, áp xe hậu môn, rò hậu mộn.

– Tắc ruột

Khối “u phân’ có thể gây tình trạng tắc ruột ở trẻ em. Tắc ruột đặc trưng bởi cơn đau bụng liên tục, không trung tiện được. Có dấu hiệu “rắn bò” và sờ được khối rắn ở vùng góc đại tràng trái. Tắc ruột là một biến chứng cấp cứu ngoại khoa. Các bậc cha mẹ nên thường xuyên kiểm trẻ bụng trẻ để kịp thời phát hiện tình trạng tắc ruột.

– Bệnh trĩ

Bé bị táo bón sẽ gắng sức rặn để đẩy được phân ra ngoài, quá trình này gia tăng áp lực cho ổ bụng và các tĩnh mạch máu gây giãn. Lâu dần, tình trạng này sẽ gây nên bệnh trĩ, bị sa trực tràng và thậm chí nguy hiểm hơn là ung thư trực tràng. Bởi trong phân của trẻ bị táo bón có chứa độc tố tích tụ dẫn đến gia tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Trẻ bị táo bón lâu ngày phải làm sao?

Vậy là có thể thấy hậu quả của táo bón ở trẻ em là hết sức nguy hiểm, nếu để lâu ngày sẽ có thể gây nguy hiểm đến sự phát triển và tính mạng của con. Do đó, bố mẹ cần trang bị cho mình những hiểu biết nhất định để giúp trẻ đẩy lùi tình trạng táo bón, tránh trường hợp xảy ra các tình trạng nguy hiểm và đáng tiếc cho con.

Hiện nay có rất nhiều cách giúp trị trẻ bị táo bón nhưng để đảm bảo an toàn cho con các mẹ nên xây dựng một chế độ ăn giàu chất xơ cho bé từ các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như: chuối chín, rau đay, rau mồng tơi; hoa quả, …. Ngoài ra, bé bị táo bón cũng cần cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết hàng ngày; tạo dựng thói quen đi cầu đúng giờ cho trẻ và tránh không cho trẻ cầm đồ chơi khi đi cầu… Các mẹ có thể xem chi tiết tại đây:

Ngoài ra, các mẹ có thể bổ sung thêm sữa Micalait Digestive cho trẻ mỗi ngày, vừa giúp bổ sung  dinh dưỡng cho trẻ vừa cung cấp hệ chất xơ hòa tan FOS tiên tiến hôx trợ cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.

Hy vọng qua bài viết hôm nay của Danke sẽ giúp các mẹ biết được trẻ bị táo bón có nguy hiểm không? Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe  và vui vẻ!

Trẻ bị táo bón có nguy hiểm không?

Bình luận

Liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DANKE

Hotline: 0904227929

Email: vndanke@gmail.com

Địa chỉ: Số 55 Nguyễn Quang Ca, Phường Suối Hoa, Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

Kết nối với chúng tôi

Bản quyền 2019 bởi Danke Group
Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Danke
Địa chỉ: Số 55 Nguyễn Quang Ca, Phường Suối Hoa, Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh.
Điện thoại : 0904.227.929 – Email: vndanke@gmail.com
Mã số thuế / Mã số doanh nghiệp: 2301058938, Ngày cấp: 12/12/2018, Sở KHĐTBN