Còi xương là một trong các căn bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không nhiều cha mẹ biết trẻ bị còi xương phải làm sao? Bài viết hôm nay sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ vấn đề này!
Mục lục
Hậu quả nghiêm trọng khi trẻ bị còi xương
Nhiều mẹ không quan tâm đến vấn đề trẻ bị còi xương phải làm sao nhưng chắc chắn mẹ sẽ thay đổi thái độ khi biết những hậu quả nghiêm trọng mà bệnh để lại cho con đấy! Nếu không kịp thời điều trị sớm bệnh còi xương cho trẻ, có thể để lại nhiều di chứng cho trẻ như:
+ Lồng ngực biến dạng, ngực dô ra phía trước như: ngực gà, gù.
+ Chân tay cong, chân vòng kiềng, chân chữ bát.
+ Vẹo cột sống, khung chậu hẹp (ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của bé gái),…
+ Ngoài ra, trẻ bị còi xương còn bị xanh xao, thiếu máu và hay bị viêm phổi tái phát nhiều lần.
Dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ
– Dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ
+ Những biểu hiện còi xương sớm ở trẻ đó là: hay quấy khóc, nôn trớ, ra mồ hôi trộm, ngủ không yên giấc, rụng tóc phía sau đầu (vành khăn).
+ Trẻ bị còi xương cấp sẽ có biểu hiện: tiếng thở rít thanh quản, hay nôn, nấc khi ăn, cơn khóc lặng, có thể bị co giật do hạ calci máu.
+ Lưu ý: còi xương có thể xảy ra ở cả trẻ thường và trẻ bụ bẫm mẹ nhé! Còi xương thể bụ xảy ra ở những trẻ có cân nặng tốt, thậm chí là thừa cân béo phì nhưng vẫn bị còi xương do thiếu vitamin D.
Dưới đây là những biểu hiện cụ thể của trẻ còi xương:
+ Ở trẻ nhỏ: sờ thấy xương sọ mềm, đầu dễ bị méo mó do tư thế nằm, đầu bẹt về phía sau hoặc một bên. Thóp rộng của trẻ chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng trẻ mọc chậm, răng mọc lộn xộn và men răng xấu.
+ Ở trẻ lớn hơn: có biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn. Các xương chi xuất hiện vòng cổ tay và cổ chân. Các cơ nhẽo nên trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi,…

– Nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương
Nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương chính là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi, phospho của cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến cơ thể trẻ thiếu vitamin D chính là do:
+ Thiếu sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc kiêng khem quá mức khiến chế độ ăn nghèo canxi và vitamin D.
+ Ngoài ra những trẻ thường xuyên bị các bệnh rối loạn đường tiêu hóa hay viêm đường hô hấp cũng dễ bị còi xương.

Trẻ bị còi xương phải làm sao?
Mẹ đang băn khoăn trẻ bị còi xương phải làm sao? Khi thấy trẻ có dấu hiệu của còi xương nên cho trẻ đi khám để bác sĩ hướng dẫn, chỉ định phương pháp điều trị cụ thể và tích cực hơn.
Ngoài ra, mẹ nên chú ý đến chế độ và ăn uống hàng ngày để giúp phòng tránh và điều trị cho bé hiệu quả.
– Trẻ bị còi xương nên ăn gì?
+ Tránh cho trẻ ăn dặm quá sớm khi mới 3 – 4 tháng tuổi, trẻ trên 6 tháng tuổi mẹ hãy bắt đầu cho ăn dặm nhé!
+ Cho trẻ ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi đó là: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày.
+ Cho thêm dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ. Vì Vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.
+ Với mẹ bầu cũng nên tăng cường vitamin D từ thức ăn: thêm gan cá, cua, trứng, sữa, bơ,… vào chế độ ăn vì những thực phẩm này rất giàu vitamin D tốt cho cả mẹ và thai nhi.

– Thay đổi chế sinh hoạt
+ Ngay từ khi mang thai mẹ nên thường xuyên tắm nắng để tiếp nhận đủ vitamin D.
+ Trẻ sau sinh cần được bú ngay, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
+ Cho trẻ phơi nắng đều đặn khi trời nắng đẹp: khi da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì 7-dehydro cholesterol trong da sẽ chuyển đổi thành vitamin D3. Thời gian tắm nắng thích hợp là 10 – 15 phút mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều.
Để nâng cao khả năng phòng ngừa còi xương cho trẻ mẹ hãy bổ sung thêm sữa non Monilait cho con để tăng cường canxi, phospho và vitamin D3 cho hệ xương chắc khỏe, vững chắc.
- Sữa non Monilait DHA + MK7 cho trẻ từ 6 tháng – 15 tuổi.
- Sữa non Monilait số 1 cho trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi.
Hy vọng qua bài viết hôm nay của Danke Việt Nam sẽ giúp mẹ biết được trẻ bị còi xương phải làm sao? Để được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Danke tư vấn trực tiếp về tình trạng của con, mẹ hãy để lại câu hỏi và SĐT bên dưới bình luận mẹ nhé!
>> Xem thêm:
- Giải mã “bí mật” hệ miễn dịch của trẻ giúp bé PHÁT TRIỂN toàn diện!
- 2 FL HMO là gì? Chuyên gia bật mí sữa nào có HMO TỐT cho trẻ
- Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh? [Chia sẻ từ chuyên gia]
3 bình luận trong “Trẻ bị còi xương phải làm sao? Trẻ bị còi xương mẹ nên ăn gì? [Giải đáp]”