0904227929

Cách chữa hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu HIỆU QUẢ!

Cách chữa hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu HIỆU QUẢ!

Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu rất phổ biến. Đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu càng có cảm giác mệt mỏi và khó chịu khi tay chân thường xuyên tê nhức. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Và có cách giúp nào giúp bà bầu giảm tình trạng này hay không? Bài viết của Danke hôm nay sẽ giúp các chị em hiểu rõ vấn đề này.

Mục lục

Biểu hiện của hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu 

Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu có biểu hiện rất rõ rệt và sẽ càng rõ hơn vào những tháng cuối thai kỳ. Dưới đây là những biểu hiện phổ biến mà các mẹ bầu hay gặp phải:

– Có bầu bị tê ngón tay

Có bầu bị tê ngón tay, Bà bầu bị tê nhức chân, Đau khớp ngón tay ở bà bầu, Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu, Tê tay khi mang thai tháng cuối, Bà bầu bị tê 10 đầu ngón tay, Nhức mỏi chân về đêm của bà bầu, Bà bầu bị đau nửa người
Biểu hiện của hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu

Nhiều bà bầu bị tê 10 đầu ngón tay, có người bị tê tay khi mang thai tháng cuối. Cảm giác đau tập trung ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và một nửa ngón đeo nhẫn. 

– Bà bầu bị tê nhức chân tay

Đây là hiện tượng phổ biến nhất khi mang thai. Mẹ bầu sẽ cảm thấy tay chân bắt đầu tê mỏi  như kim chích, kiến bò, ngứa râm ran như xát ớt vào tay chân. Thậm chí nhiều bà bầu bị đau nửa người. Hiện tượng nhức mỏi chân về đêm của bà bầu thường xuất hiện khi đi ngủ khiến các mẹ bầu ngủ không ngon giấc, khó chịu.

Tình trạng tê nhức càng kéo dài thì các ngón tay sẽ càng tê mỏi nhiều hơn và thêm vào đó là cảm giác đau tay, đau chân, chuột rút, mông và đùi, làm hạn chế hoạt động di chuyển và sinh hoạt của bà bầu.

– Đau mỏi vai gáy và lưng khi mang bầu

Không chỉ xuất hiện nhức mỏi tay chân mà nhiều mẹ bầu có thể bị đau mỏi lưng, gáy. Kèm theo triệu chứng tê mỏi, đau nhức chân tay hay vai gáy là hoa mắt, không thể di chuyển tay chân … 

Nguyên nhân bà bầu bị đau nhức người, mỏi chân tay

Các hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu có thể đến từ việc thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu khi mang thai. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Có bầu bị tê ngón tay, Bà bầu bị tê nhức chân, Đau khớp ngón tay ở bà bầu, Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu, Tê tay khi mang thai tháng cuối, Bà bầu bị tê 10 đầu ngón tay, Nhức mỏi chân về đêm của bà bầu, Bà bầu bị đau nửa người
Nguyên nhân bà bầu bị đau nhức người, mỏi chân tay

– Tăng cân đột ngột trong thai kỳ

Vào khoảng cuối tháng thứ 3, hầu hết bà bầu đều cảm nhận được bụng đang lớn dần lên, trọng lượng cơ thể lúc này cũng thay đổi đáng kể. Hệ lụy là các dây thần kinh, dây chằng bị nới lỏng ra để chịu được áp lực, giúp nâng đỡ cơ thể của người mẹ.

Và đây cũng là thời điểm chứng đau nhức khắp cơ thể “viếng thăm”. Ban đầu có thể chỉ thỉnh thoảng mỏi vai, đau lưng nhưng dần dần là đau chân về đêm, đau đầu… 

– Chế độ dinh dưỡng thiếu chất

Khi mang thai, mẹ bầu luôn cần đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể dù mệt mỏi đến đâu. Có 3 nhóm chất quan trọng cần phải bổ sung đầy đủ để hạn chế nhức mỏi, khó chịu đó là canxi, magie và nước.

Có bầu bị tê ngón tay, Bà bầu bị tê nhức chân, Đau khớp ngón tay ở bà bầu, Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu, Tê tay khi mang thai tháng cuối, Bà bầu bị tê 10 đầu ngón tay, Nhức mỏi chân về đêm của bà bầu, Bà bầu bị đau nửa người
Cách chữa tê mỏi chân tay cho bà bầu

– Vận động sai tư thế

Bụng bầu ngày càng lớn khiến khả năng vận động của bà bầu trở nên khó khăn. Vì thế, việc đi đứng, ngủ sai tư thế, thường xuyên nằm nghiêng qua một bên là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu.

– Nhức mỏi chân về đêm của bà bầu

Thường thì qua tam cá nguyệt thứ hai mẹ mới cảm thấy chân có những biểu hiện khó chịu. Ban đầu thường chỉ là cảm giác khó chịu, hơi nóng và nhức mỏi ở chân. Nhưng càng về những tháng cuối thai kỳ chứng đau nhức lại càng lan nhanh dần sang các ngón chân và toàn bộ bàn chân, đôi khi cả tay cũng bị tình trạng này về đêm.

– Nhức mỏi khi mang thai tháng cuối

Thai nhi ngàng càng lớn sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được dẫn đến hiện tượng sưng phù tay chân ở bà bầu. Cộng với chứng đau lưng sẵn có, toàn cơ thể mẹ bầu sẽ trở nên nặng nề, mệt mỏi.

Có bầu bị tê ngón tay, Bà bầu bị tê nhức chân, Đau khớp ngón tay ở bà bầu, Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu, Tê tay khi mang thai tháng cuối, Bà bầu bị tê 10 đầu ngón tay, Nhức mỏi chân về đêm của bà bầu, Bà bầu bị đau nửa người
Cách chữa tê mỏi chân tay cho bà bầu hiệu quả

Cách chữa tê mỏi chân tay cho bà bầu

Tình trạng nhức mỏi chân tay, đau nhức lưng gáy ở mẹ bầu nên được khắc phục sớm nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và cả bản thân mẹ bầu. Dưới đây là một vài biện pháp khắc phục cho mẹ bầu tham khảo:

– Nghỉ ngơi đúng tư thế

Tư thế được khuyên dành cho bà bầu là tư thế nằm nghiêng bên trái. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể thay đổi tư thế nếu thấy cảm giác tê tay chân… Lưu ý, không sử dụng tay để kê đầu, mẹ có thể dùng gối kê cao chân trong lúc ngủ để tránh tình trạng tê mỏi cơ.

– Tập thể dục thường xuyên

Đi bộ, yoga, thiền hay bơi lội… đều có tác dụng giảm đau nhức hiệu quả. Nếu không bị bác sĩ khuyến cáo về sức khỏe mẹ nên giữ thói quen tập thể dục thường xuyên và đều đặn cho tới ngày chuyển dạ.

– Xây dựng tinh thần thoải mái

Cố gắng thả lỏng cơ thể, suy nghĩ tích cực kết hợp đi thăm khám và nghe theo chỉ dẫn của các bác để bệnh dễ dàng được đẩy lùi. Căng thẳng, lo lắng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu.

– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau nhức chân tay là do thiếu canxi, kali, magie, sắt, vitamin (B6, B2..)…. Các dưỡng chất này có nhiều trong cá, tôm, sữa… có thể ăn hàng ngày. Nhưng có rất nhiều mẹ bầu bị nghén nặng, không ăn uống được và mệt mỏi đặc biệt là vào mùa hè nóng bức càng khó ăn hơn.

Có bầu bị tê ngón tay, Bà bầu bị tê nhức chân, Đau khớp ngón tay ở bà bầu, Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu, Tê tay khi mang thai tháng cuối, Bà bầu bị tê 10 đầu ngón tay, Nhức mỏi chân về đêm của bà bầu, Bà bầu bị đau nửa người
Micalait Mom với công thức giàu canxi, sắt, kali,… cùng các loại vitamin rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu

– Massage xoa bóp tay chân

Xoa bóp bàn tay, bàn chân và ngón tay, ngón chân thường xuyên sẽ đảm bảo cho quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng. Bà bầu có thể nhờ người thân xoa bóp tay chân để các khớp cơ linh hoạt, chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng cứng xương khớp.

– Ngâm tay chân với nước ấm

Bà bầu sử dụng tinh dầu lavender hoặc hoa cúc để chườm nóng hoặc ngâm tay chân sẽ giảm đau mỏi khá nhanh chóng.

– Thường xuyên thay đổi tư thế sinh hoạt

Trong lúc làm việc tại công ty nếu công việc không cần vận động nhiều thì mẹ bầu cũng nên thường xuyên thay đổi tư thế. Mẹ bầu có thể đứng dậy đi lại, vận động tay chân nhẹ và kê cao chân khi ngồi. Cách này sẽ giúp thư giãn xương khớp và làm giảm cảm giác tê tay chân nhanh chóng.

Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể bổ sung thêm sữa Micalait Mom với công thức giàu canxi, sắt, kali,… cùng các loại vitamin rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Đặc biệt, Micalait Mom còn bổ sung thêm axit folic theo khuyến cáo của bộ y tế giúp phòng ngừa dị tật thai nhi hiệu quả. Mẹ bầu nên uống bổ sung hàng ngày nhé!

Trên đây là những thông tin mà các chị em cần biết về hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu. Hãy liên hệ ngay đội ngũ chuyên gia của Danke để được tư vấn tốt hơn về tình trạng sức khỏe nhé!

>> Xem thêm:

Cách chữa hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu HIỆU QUẢ!

Một bình luận trong “Cách chữa hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu HIỆU QUẢ!

Bình luận

Liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DANKE

Hotline: 0904227929

Email: vndanke@gmail.com

Địa chỉ: Số 55 Nguyễn Quang Ca, Phường Suối Hoa, Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

Kết nối với chúng tôi

Bản quyền 2019 bởi Danke Group
Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Danke
Địa chỉ: Số 55 Nguyễn Quang Ca, Phường Suối Hoa, Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh.
Điện thoại : 0904.227.929 – Email: vndanke@gmail.com
Mã số thuế / Mã số doanh nghiệp: 2301058938, Ngày cấp: 12/12/2018, Sở KHĐTBN