Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu và nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương và mắc phải các bệnh về tiêu hóa. Trong khi nhu cầu dinh dưỡng lớn cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện (thể chất, trí tuệ…), đòi hỏi hệ tiêu hóa làm việc với hiệu suất cao hơn người lớn. Vì vậy, nắm vững những đặc điểm ở trẻ nhỏ có thể giúp mẹ phòng ngừa và xử trí hiệu quả những vấn đề tiêu hóa xảy ra với bé. Đường tiêu hóa cũng là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh và dị ứng.
Mục lục
Đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Hệ tiêu hóa của trẻ có vai trò tiếp nhận, tiêu hóa, hấp thu thức ăn để chuyển hóa thành chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cơ thể bé mỗi ngày và bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
– Với trẻ sơ sinh (28 ngày đầu):
Thức ăn duy nhất của bé là sữa mẹ hoặc sữa thay thế. Cho bú mẹ ngay sau sinh, để tận hưởng nguồn sữa non chứa nhiều năng lượng và kháng thể tự nhiên.
Sữa mẹ luôn luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh
– Với trẻ nhũ nhi (02 – 12 tháng):
Hệ tiêu hoá bé đang dần hoàn thiện, 4 – 6 tháng bé bắt đầu có khả năng tiêu hoá tinh bột, các thực phẩm khác ngoài sữa. Cho bé ăn dặm ở tháng thứ 6, bắt đầu từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Theo khuyến cáo của bộ Y Tế, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu đời để đảm bảo cho con phát triển khỏe mạnh.
Trẻ ngoài 6 tháng thì mẹ có thể bắt đầu tập ăn dặm cho bé để có đủ chất hơn
– Các thành phần dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa của bé
+ Đạm Whey chất lượng cao và được thủy phân một phần: giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.
+ Hỗn hợp đường bột kép: giảm lactose, giúp hấp thu đường hiệu quả, giảm các rắc rối tiêu hóa.
Hỗn hợp chất béo đặc biệt không chứa dầu cọ: giúp dễ tiêu hóa, gia tăng hấp thu chất béo và canxi, làm phân mềm.
Chất xơ từ rau quả rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ
+ Chất béo MCT: đây là loại chất béo dễ hấp thu, giúp cung cấp năng lượng cho trẻ.
+ Chất xơ thực phẩm: có trong rau quả, các loại khoai, đậu, rong biển. Chất xơ thực phẩm cuốn những cặn bã thải từ thức ăn và làm tăng số lượng phân tiêu.
+ Đường Oligosaccharid: làm tăng những vi khuẩn có lợi trong ruột và cải thiện chức năng ruột. Đường Oligosaccharid có nhiều trong đậu nành, hành tây, tỏi, bắp, chuối, mật ong…
Nên bổ sung sữa gì cho con khi cần?
Hiện nay, có rất nhiều mẹ không đủ sữa hoặc bị thiếu sữa cho con bú vậy nên việc dùng thêm sữa ngoài là không thể tránh khỏi. Vậy mẹ nên chọn loại sữa nào để tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ? Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Danke mẹ nên chọn các loại sữa mát, có chất xơ hòa tan giúp con không bị nóng trong, táo bón và tiêu hóa tốt hơn.
Ngoài ra, các loại sữa công thức cho con nên có đầy đủ các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng con phát triển đó là: DHA, choline, taurine, đạm whey, chất béo MCT giúp bé dễ hấp thu hơn.Các loại vitamin A, B, C, D và canxi, kẽm, phốt pho cũng không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ giúp trẻ cao lơn, chắc khỏe hơn và không bị còi xương.
Nên bổ sung sữa gì cho con khi cần?
Mẹ có thể tham khảo dòng sữa Micalait Infant cho con để giúp con có đầy đủ chất dinh dưỡng phát triển ngay từ những năm tháng đầu đời:
+ Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu: Chất đạm (với tỷ lệ Whey/Casein hợp lý, có chứa nhiều Tryptophan, Lactium), chất béo dễ hấp thu, giúp trẻ ngon miệng, giảm quấy khóc, mang đến giấc ngủ sinh lý tự nhiên và tăng cân khỏe mạnh.
+ Hệ chất xơ hòa tan 2’ – FL HMO cùng với Fos và Inulin, các vitamin nhóm B, Magie, Kẽm, Lysine giúp tăng vi khuẩn có lợi, hỗ trợ quá trình chuyển hóa, thèm ăn và ăn ngon miệng.
+ Hệ dưỡng chất Canxi, Photpho, Vitamin D3, Magie, Lysine với tỷ lệ Ca/P hợp lý giúp tăng cường hấp thu canxi, hỗ trợ sự phát triển hệ xương và răng cho bé.
+ Bổ sung DHA, ARA, Omega 3, Omega 6, Taurin, Choline, kết hợp với Vitamin A, E là những dưỡng chất thiết yếu cấu tạo, và duy trì chức năng của não bộ và thị giác giúp trẻ thông minh, lanh lợi.
+ Công thức 2’ – FL HMO, Colostrum kết hợp với vitamin A, C, E và Selen hỗ trợ quá trình phát triển, bảo vệ tế bào, tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
Hãy lựa chọn ngay sữa Micalait Infant của Danke để giúp hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh và con phát triển toàn diện mẹ nhé!
>> Xem thêm:
- Khi nào nên bổ sung vitamin cho trẻ để mang lại hiệu quả?
- Hướng dẫn lên thực đơn cho trẻ bị ốm giúp bé nhanh hồi phục!
Một bình luận trong “Các giai đoạn phát triển ở hệ tiêu hóa của trẻ mẹ đã biết?”