Dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò cần đảm bảo nguyên tắc: tránh các thức ăn, thức uống chứa đạm sữa bò. Nói một cách dễ hiểu là dị ứng với món gì thì phải tránh món đó. Ngay bây giờ, mẹ hãy cùng Danke tìm hiểu kỹ hơn về chế độ ăn uống cho trẻ dị ứng đạm sữa bò nhé!
Dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò là vấn đề đang được nhiều mẹ quan tâm hiện nay. Mẹ hãy cùng Danke giải đáp từng băn khoăn của mẹ nhé!
Mục lục
- 1 3 Băn khoăn của mẹ về dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò
- 2 Chọn sữa dành cho bé dị ứng đạm sữa bò
- 3 Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò nên uống sữa gì?
3 Băn khoăn của mẹ về dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò
Nuôi con đã khó, với những trẻ dị ứng đạm sữa bò còn khó hơn. Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò để giúp con phát triển rất quan trọng. Có phải mẹ đang băn khoăn những vấn đề dưới đây?
>> Nếu mẹ lần đầu tìm hiểu về trẻ dị ứng đạm bò, mẹ vẫn còn mơ hồ về nguyên nhân, biểu hiện của bé dị ứng đạm sữa bò thì có thể tham khảo ngay bài viết này nhé: Dị ứng đạm bò: Nguyên nhân – Biểu hiện – Cách khắc phục!
Trẻ dị ứng đạm sữa bò kiêng ăn gì?
Câu hỏi này dành cho các mẹ có bé từ 6 tháng trở nên, đang bắt đầu ăn dặm mà có con dị ứng đạm sữa chắc chắn cần quan tâm đến vấn đề này. Như đề cập ở trên, dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò lúc này sẽ theo nguyên tắc “dị ứng món gì thì phải tránh món đó”.

>>> Và cụ thể ở đây là trẻ dị ứng đạm bò cần tránh tất cả các thực phẩm có chứa đạm sữa bò. Vậy đạm sữa bò thường có trong những thực phẩm nào? Đó là:
– Các sữa công thức: các loại sữa bột có thành phần đạm sữa bò.
– Thức ăn dặm như: bột ăn dặm, bánh ăn dặm
>>> Các loại thực phẩm chứa đạm sữa bò thường có tên gọi hoặc thành phần chứa: sữa tươi, sữa bò, đạm casein, casein protein, sữa bột, váng sữa, sữa chua, milk, đạm whey, whey protein, phô mai, cheese, bơ, butter, ghee, kem, cream…
Khi chọn thực phẩm cho trẻ, mẹ phải quan tâm tới thành phần (Ingredients) bằng cách đọc nhãn thực phẩm.
Mẹ lưu ý, một số loại thực phẩm không kèm bảng ghi thành phần nhưng thường được thêm sữa hoặc nấu với sữa. Đó là các loại bánh mì ngọt, bánh bông lan, bánh quy, bánh pudding, bánh flan, súp bí đỏ, súp bắp (ngô), súp kem, sô cô la, xúc xích, pate, chè, sinh tố,… Do đó, khi mua mẹ cũng cần hỏi cụ thể xem có thêm sữa bò không.

Bé dị ứng đạm sữa bò có ăn được thịt bò?
Cùng là bò nhưng đạm trong thịt bò khác với đạm trong sữa bò mẹ nhé! Tuy nhiên, không ai có thể chắc chắn trẻ dị ứng đạm sữa bò có ăn được thịt bò hay không. Đây là vấn đề do cơ địa của trẻ.
Có những trẻ vẫn có thể ăn thịt bò mà không xảy ra phản ứng dị ứng và ngược lại. Chúng ta chỉ có thể khẳng định rằng tỷ lệ trẻ dị ứng với thịt bò hoặc các thức ăn khác là rất thấp.
>>> Lời khuyên cho mẹ là nên cẩn thận trọng khi cho trẻ ăn thịt bò. Mẹ nên cho con ăn lượng ít trước xem có vấn đề gì không trước nhé.
Bé dị ứng đạm sữa bò mẹ nên ăn gì?
Đây là vấn đề mà các mẹ đang cho con bú (thường là dưới 6 tháng) khi có bé dị ứng đạm sữa bò cần quan tâm. Bởi con có thể dị ứng đạm qua đường sữa mẹ. Vẫn theo nguyên tắc trên, mẹ cần loại bỏ đạm sữa bò (sữa đặc, sữa tươi, phô mai…) trong chế độ ăn hàng ngày. Thông thường, khi đi khám, bác sĩ sẽ đưa ra chế độ ăn phù hợp cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ cần bổ sung Canxi và vitamin D khi thực hiện chế độ ăn này.
>>> Lời khuyên cho mẹ là nên đi khám bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể và chính các, không nên tự ý ăn uống tránh gây ảnh hưởng cả mẹ và con.

Chọn sữa dành cho bé dị ứng đạm sữa bò
Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò luôn có sữa. Bởi sữa giàu dinh dưỡng lại có hương vị thơm ngon, được các bé yêu thích. Đặc biệt với các bé dưới 12 tháng thì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của con. Ngoài sữa mẹ, nhiều mẹ còn muốn dặm thêm sữa ngoài cho con, nên chọn sữa cho trẻ dị ứng vẫn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mẹ!
Trẻ bú mẹ có bị dị ứng đạm sữa bò?
Như đã nhắc tới ở mục: “Bé dị ứng đạm sữa bò mẹ nên ăn gì?”. Có những trường hợp bé không trực tiếp sử dụng sữa bò nhưng vẫn bị dị ứng đạm sữa bò. Do sữa bò được truyền qua trẻ bằng đường sữa mẹ. Lúc này chế độ ăn uống của mẹ rất quan trọng và cần được lưu tâm.
Sữa chua dành cho trẻ dị ứng đạm sữa bò
Sữa chua cũng là sản phẩm chứa đạm sữa bò chưa thủy phân. Do đó, bé dị ứng đạm sữa bò mẹ không nên cho con sữa chua nhé!
Sữa tươi cho bé dị ứng đạm bò
Hầu hết các loại sữa tươi hiện nay đều được làm từ sữa bò. Do đó, mẹ không nên cho con uống dù đã đến tuổi uống được sữa tươi nhé!
Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò nên uống sữa gì?
Trẻ dị ứng đạm sữa bò có thể dị ứng chéo với đạm sữa của các động vật khác như dê, cừu… hoặc dị ứng đạm đậu nành. Vì vậy, khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi – Dinh dưỡng để có được sự tư vấn dinh dưỡng tốt nhất cho bé.
Sau khi đi khám, bác sĩ tư vấn cho mẹ chọn sữa nào thay thế sữa bò cho con thì có thể tham khảo sau. Trẻ dị ứng đạm sữa bò có thể tham khảo một số loại sữa dành cho bé bị dị ứng sữa bò dưới đây:
Sữa đạm đậu nành tinh chế cho bé dị ứng đạm sữa bò
Theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ, có từ 8 – 14% trẻ bị dị ứng sữa cũng sẽ phản ứng với đậu nành. Sữa đậu nành chỉ nên ưu tiên cho trẻ sơ sinh dị ứng đạm sữa bò trên 6 tháng tuổi, không bị suy dinh dưỡng. Và vì lý do nào đó trẻ không dùng được sữa đạm thủy phân hay sữa acid amin (ăn chay, điều kiện kinh tế…).

Sữa thủy phân cho trẻ dị ứng đạm bò
Nhóm sữa này thường được dán nhãn AF. Chúng chứa protein (thường là protein sữa bò) đã bị phá vỡ cấu trúc. Do đó, trẻ uống sữa này sẽ giảm khả năng xảy ra phản ứng dị ứng. Sữa thủy phân thường được chia thành:
– Sữa bò thủy phân một phần (PHF):
Do chưa bị phá vỡ cấu trúc protein hoàn toàn nên nếu trẻ đã bị dị ứng với protein sữa bò, thì PHF không được coi là một lựa chọn điều trị phù hợp. Sữa bò thủy phân một phần thường được dùng để hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé, phòng ngừa cho những trẻ có nguy cơ cao bị dị ứng đạm sữa bò, hoặc có tiền sử gia đình bị dị ứng.
– Sữa bò thủy phân hoàn toàn (EHF):
Bác sĩ thường khuyên dùng sữa EHF cho trẻ bị dị ứng đạm bò. Do thành phần của nó có các chuỗi protein đã bị phá hủy hoàn toàn so với công thức sữa bò tiêu chuẩn thông thường.
>> Xem thêm: Sữa dê tăng cân cho bé, tăng cường miễn dịch SIÊU HOT hiện nay!
Sữa acid amin – sữa dành cho bé dị ứng đạm sữa bò
Sữa acid amin thường được ưu tiên trong những trường hợp dị ứng nặng. Loại sữa này chứa các acid amin hoặc protein ở dạng đơn giản nhất.
>>> Khi chọn trẻ dị ứng đạm bò mẹ hãy nhìn thành phần của sữa. Trên bao bì sữa cho trẻ dị ứng đạm sữa bò thường ghi:
– “Hypoallergenic formula”: Công thức giảm dị ứng
– “Extensively hydrolyzed formula”: Công thức thủy phân tích cực/thủy phân toàn phần/thủy phân hoàn toàn
– “Amino acid-based formula”: Công thức acid amin.
– “Partially hydrolyzed”: Sữa thủy phân một phần hoặc “hydrolyzed”(được thủy phân) không được khuyến cáo cho trẻ được chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò.

Sữa dê cho trẻ dị ứng đạm bò
Hiện nay, dùng sữa dê để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò đang là xu hướng. Bởi sữa dê có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa và có nguy cơ dị ứng thấp. Sữa dê có kích thước phân tử đạm nhỏ, dễ tiêu hóa hơn đạm sữa bò. Đặc biệt, thành phần αs1-Casein (thành phần gây dị ứng) trong sữa dê thấp hơn hẳn. Vì vậy, khả năng gây dị ứng cho trẻ ở sữa dê là rất thấp.
Nếu bác sĩ khuyên mẹ đổi sữa dê cho con hoặc mẹ muốn thử đổi sang sữa dê cho con; mẹ có thể tham khảo sữa dê VinGoat cho con nhé. VinGoat với thành phần sữa dê tự nhiên từ Hà Lan giàu chất xơ và dưỡng chất tự nhiên sẽ hạn chế gây dị ứng cho trẻ.
Đặc biệt, VinGoat còn là sữa dê công thức đầu tiên bổ sung globulin miễn dịch IGG và Canxi hữu cơ. Do đó, trẻ bị dị ứng đạm sữa được bổ sung VinGoat cũng ít ốm vặt và nhiễm bệnh hơn, tiêu hóa và hấp thu khỏe, tăng cân khoa học.
Lưu ý, khi đổi sang cho con dùng sữa dê, mẹ cần thử dần với lượng từ ít đến nhiều, xem phản ứng của bé thế nào. Nếu bé không có dấu hiệu nào của dị ứng mới duy trì cho bé uống tiếp. Còn nếu bé vẫn dị ứng với sữa dê thì cha mẹ cần gặp bác sĩ để được tư vấn sử dụng những thực phẩm dinh dưỡng khác cho con.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp mẹ hiểu đúng về cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò. Nếu mẹ còn băn khoăn gì hãy chia sẻ với Danke bằng cách để lại bình luận hoặc tin nhắn bên dưới nhé!