Còi xương ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó dinh dưỡng được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Vì thế, ngay từ những năm tháng đầu đời, bố mẹ nên chuẩn bị cho trẻ một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp để góp phần phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.
Mục lục
- 1 Bệnh còi xương ở trẻ là gì?
- 2 Nguyên nhân gây bệnh còi xương ở trẻ?
- 2.1 Trẻ không được phơi nắng thường xuyên
- 2.2 Chế độ ăn thiếu vi chất
- 2.3 Mẹ thiếu vi chất khi mang thai
- 2.4 Nên bổ sung gì cho trẻ khi bị còi xương?
- 2.5 Ưu tiên các thức ăn giàu canxi, giàu đạm
- 2.6 Ăn nhiều rau xanh, quả chín
- 2.7 Không quên bổ sung chất béo
- 2.8 Hạn chế thức ăn dầu mỡ
- 2.9 Chia sẻ lên...
- 2.10 Bài viết liên quan
Bệnh còi xương ở trẻ là gì?
Còi xương ở trẻ em là tình trạng rối loạn gây giảm khoáng hóa của đĩa sụn tăng trưởng, giảm khoáng hóa xương ở trẻ nhỏ, trẻ em, thanh thiếu niên đang lớn. Nguyên nhân là do thiếu vitamin D hoặc khiếm khuyết về chuyển hóa và chức năng của nó, thiếu canxi hoặc phosphat hoặc giảm hoạt động của phosphataza kiềm.
Các dạng còi xương phổ biến hiện nay
Có 3 dạng còi xương đó là:
– Còi xương dinh dưỡng là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D hay rối loạn chuyển hóa vitamin D, ảnh hưởng đến chuyển hóa hấp thu canxi và phospho trong quá trình tạo xương.
– Còi xương do rối loạn chuyển hóa vitamin D hoặc giảm hoạt động của vitamin D (còi xương phụ thuộc vitamin D/còi xương kháng vitamin D)
– Còi xương do rối loạn tái hấp thu phospho ở ống thận (Còi xương phosphopenic di truyền).

Nguyên nhân gây bệnh còi xương ở trẻ?
Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến còi xương suy dinh dưỡng. Vì các bệnh còi xương khác cần đi thăm khám và xác định nguyên nhân.
Còi xương do thiếu vitamin D là bệnh hay gặp ở trẻ em, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại các hậu quả không mong muốn cho trẻ như biến dạng ở xương, răng, ảnh hưởng đến phát triển tầm vóc.
Tình trạng trẻ thiếu vitamin D do các nguyên nhân khác như:
Trẻ không được phơi nắng thường xuyên
Trẻ cần tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng nắng nóng ở Việt Nam như hiện nay không an toàn cho da của trẻ. Bởi vì nắng nóng có thể gây ung thư da và cháy da của trẻ.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên bổ sung vitamin ngoài cho con sẽ an toàn và hiệu quả hơn.

Chế độ ăn thiếu vi chất
Chế độ ăn không đa dạng, ăn uống kém sẽ không đáp ứng nhu cầu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Canxi có nhiều trong sữa và ở tỷ lệ hấp thu cao hơn các thực phẩm khác, đặc biệt là sữa mẹ. Những trẻ uống sữa ít hơn số lượng khuyến nghị là một trong những nguy cơ mắc bệnh còi xương.
Hoặc những trẻ khi ăn dặm được cho ăn quá nhiều chất bột đường (glucid), chất đạm (protein) gây tình trạng rối loạn chuyển hóa, tăng đào thải canxi ra nước tiểu hoặc bữa ăn dặm hàng ngày thiếu hoặc ít dầu mỡ ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D.
Mẹ thiếu vi chất khi mang thai
Phụ nữ khi mang thai không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt thiếu vitamin D, canxi là yếu tố nguy cơ dẫn đến còi xương ở trẻ em. Ngoài ra, nguy cơ còi xương thường gặp ở: trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, suy dinh dưỡng, trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài… Những trẻ này thường thiếu các vi chất dinh dưỡng, bao gồm cả vitamin D và canxi.
Nên bổ sung gì cho trẻ khi bị còi xương?
Mẹ hãy bổ sung vitamin D, canxi cho con qua chế độ ăn đa dạng hàng ngày. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương phải đảm bảo đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng theo nhu cầu khuyến nghị: chất bột đường (glucid), chất đạm (protein), chất béo (lipid), chất xơ, vitamin và khoáng chất, nhưng phải cân đối ưu tiên nguồn đạm động vật và nguồn thực phẩm giàu vitamin D, canxi.
Ưu tiên các thức ăn giàu canxi, giàu đạm
Chọn các thực phẩm giàu canxi, giàu chất đạm như: Sữa, trứng, lòng đỏ trứng, thủy sản, thịt gà, thịt cóc, cua, tôm, cá,…

Ăn nhiều rau xanh, quả chín
Ăn nhiều rau xanh quả chín cũng giúp trẻ phát triển xương tốt vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, hơn nữa lại phòng ngừa táo bón.
Không quên bổ sung chất béo
Chế độ ăn của trẻ cần có lượng dầu mỡ đầy đủ với nhu cầu theo tuổi của trẻ.
Hạn chế thức ăn dầu mỡ
Một số loại thực phẩm nên hạn chế cho trẻ ăn là các đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ, các loại nước ngọt có ga hay các đồ ăn nhanh. Những loại thực phẩm cao năng lượng như mỡ, bơ, bánh kẹo, socola… chứa nhiều chất béo cũng là những thực phẩm nên kiêng với trẻ còi xương.
Mẹ hãy bổ sung dinh dưỡng đa dạng và cho con khám định kỳ để phát hiện còi xương ở trẻ em kịp thời nhé!