0904227929

5 Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng HIỆU QUẢ tại nhà!

5 Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng HIỆU QUẢ tại nhà!

Trẻ đi tiêm phòng về thường sẽ xuất hiện triệu chứng sưng viêm, sốt và quấy khóc,... Vậy có cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng không? Bài viết hôm nay của Danke sẽ bật mí cho cha mẹ!

Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng

Dưới đây là một số cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng để vết tiêm của trẻ bớt đau và nhanh biến mất hơn:

– Sau khi đi tiêm về, mẹ cần cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, tránh cọ xát vào vết tiêm. Khi bế trẻ tránh đè hay tì vào vết tiêm của bé.

– Sau khi đi tiêm về, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn. Với những bé đã có thể ăn dặm, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn và ưu tiên lựa chọn cho con thức ăn mềm, dễ nuốt.

– Khi trẻ tiêm phòng bị sưng cứng, mẹ hãy dùng một miếng gạc hoặc túi chườm đem chườm lạnh rồi đắp lên vết sưng của bé. Chỉ cần đặt túi chườm lên vết thương khoảng 30 giây rồi nhấc lên khoảng 5 giây, cứ lặp đi lặp lại như vậy trong 15 phút là được.

Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng, Trẻ tiêm phòng bị sưng cứng, Chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng, Chỗ tiêm ngừa của be bị sưng cứng, Be bị sưng cứng sau tiêm phòng, Bé chích ngừa bị nổi cục cứng, Be chích ngừa bị nổi cục cứng
Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng

– Bé bị sưng cứng sau tiêm phòng, mẹ có thể cho bé dùng thuốc chống viêm để làm giảm bớt triệu chứng sưng đau, tấy đỏ. Tuy nhiên, mẹ nên nghe theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

– Nếu áp dụng tất cả các cách trên mà tình hình vẫn không khả quan, trẻ vẫn liên tục quấy khóc, sưng viêm sau tiêm thì mẹ nên cho bé đến bệnh viện làm kiểm tra.

Nguyên nhân trẻ tiêm phòng bị sưng cứng

Mẹ đã biết cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng rồi đúng không nào, hãy áp dụng ngay nhé. Vậy mẹ có biết nguyên nhân trẻ tiêm phòng bị sưng cứng không? Chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng, vết tiêm bị đau nhức, sốt … là các phản ứng thường gặp sau khi tiêm phòng cho trẻ. Những phản ứng này xảy ra ở các mức độ khác nhau tùy theo cơ địa của từng bé, thông thường chúng sẽ giảm bớt sau trong vài ngày sau khi tiêm.

Tình trạng chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng có thể xuất phát từ những lý do sau:

– Do vacxin gây ra

Bé bị sưng cứng sau tiêm phòng có thể xuất phát từ đặc tính vốn có của vacxin do vacxin thường có liều lượng và phản ứng cao. Ngoài ra, số ít trường hợp trẻ bị sưng đau chỗ tiêm vì vacxin kém chất lượng. 

Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng, Trẻ tiêm phòng bị sưng cứng, Chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng, Chỗ tiêm ngừa của be bị sưng cứng, Be bị sưng cứng sau tiêm phòng, Bé chích ngừa bị nổi cục cứng, Be chích ngừa bị nổi cục cứng
Nguyên nhân trẻ tiêm phòng bị sưng cứng

– Trùng hợp ngẫu nhiên

Có thể biểu hiện bé chích ngừa bị nổi cục cứng xảy ra sau khi tiêm phòng không liên quan đến vacxin và sai sót khi tiêm chủng mà đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên với một bệnh lý sẵn có nào đó trong cơ thể của trẻ.

– Cơ địa của bé nhạy cảm

Đối với người lớn, việc tiêm phòng chỉ như vết kiến cắn nhưng với làn da nhạy cảm của trẻ đó lại là tác động lớn. Đặc biệt với những trẻ có cơ địa nhạy cảm, con có thể bị sưng cứng ở vùng da tiêm phòng.

– Sai sót khi tiêm

Tình trạng bé chích ngừa bị nổi cục cứng có thể xảy ra nếu nhân viên y tế mắc phải sai sót khi tiêm chủng. Đó có thể là lỗi sai trong khâu chuẩn bị, hồi chỉnh, kỹ thuật tiêm, cách sử dụng và bảo quản vacxin.

Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng, Trẻ tiêm phòng bị sưng cứng, Chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng, Chỗ tiêm ngừa của be bị sưng cứng, Be bị sưng cứng sau tiêm phòng, Bé chích ngừa bị nổi cục cứng, Be chích ngừa bị nổi cục cứng
Trẻ tiêm phòng bị sưng cứng có nguy hiểm không?

Trẻ tiêm phòng bị sưng cứng có nguy hiểm không?

Sau khi đi tiêm về có thể vết tiêm của các bé bị tấy đỏ kèm sưng cứng. Tuy nhiên, trường hợp trẻ tiêm phòng bị sưng cứng là điều bình thường, cha mẹ không cần quá lo ngại. Tình trạng sưng cứng này thường giảm dần sau 6 – 8 tiếng sau tiêm hoặc vài ngày sau tiêm, thời gian hồi phục tùy vào cơ địa của từng trẻ.

Hơn nữa các mũi tiêm phòng uốn ván, bạch hầu, ho gà là loại mũi tiêm gây ra đau nhức, sưng cứng hơn so với những mũi tiêm khác. Chúng có thể làm cho trẻ bị sốt, ngoài ra thời gian đau nhức vết tiêm có thể kéo dài cả tuần mới hết.

Tuy nhiên, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện nếu tình trạng trẻ tiêm phòng bị sưng cứng kéo dài hơn 3 ngày với mũi tiêm bình thường và kéo dài hơn 1 tuần với mũi tiêm ngừa bệnh bạch hầu – ho hà – uốn ván. 

Trên đây là một số cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng mà mẹ có thể tham khảo đẻ giảm đau cho con. Nếu cần được chuyên gia tư vấn thêm hãy để lại bình luận bên dưới cho Danke nhé!

>> Xem thêm:

5 Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng HIỆU QUẢ tại nhà!

3 bình luận trong “5 Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng HIỆU QUẢ tại nhà!

Bình luận

Liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DANKE

Hotline: 0904227929

Email: vndanke@gmail.com

Địa chỉ: Số 55 Nguyễn Quang Ca, Phường Suối Hoa, Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

Kết nối với chúng tôi

Bản quyền 2019 bởi Danke Group
Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Danke
Địa chỉ: Số 55 Nguyễn Quang Ca, Phường Suối Hoa, Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh.
Điện thoại : 0904.227.929 – Email: vndanke@gmail.com
Mã số thuế / Mã số doanh nghiệp: 2301058938, Ngày cấp: 12/12/2018, Sở KHĐTBN
%d bloggers like this: