Cơ thể của trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu và chưa thể tự bảo vệ bản thân, vậy nên rất cần đến sự chăm sóc của cha mẹ. Hãy cùng Danke tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z mẹ nhé!
Mục lục
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z
Nếu mẹ đang lo lắng vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc bé sơ sinh tại nhà
thì đừng bỏ qua những chia sẻ này nhé! Dưới đây là cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z cho cha mẹ tham khảo:
– Cách bế trẻ sơ sinh
Trong các sách dạy cách nuôi trẻ sơ sinh đều lưu ý cha mẹ đến tư thế bế. Tư thế bế trẻ an toàn và dễ dàng nhất là cho bé nằm ngang. Đặc biệt cha mẹ cần cố gắng giữ cho phần đầu và cổ của bé nằm trên một đường thẳng, bụng bé ép vào bụng mẹ, mặt bé quay vào ngực mẹ.
Với những bé từ 3 – 5 tháng tuổi, mẹ có thể thử bế bé theo hướng thẳng đứng. Tuy nhiên, mẹ đừng giữ con trong tư thế này lâu quá nhé. Với những bé từ 6 tháng tuổi trở đi, hệ xương đã cứng cáp hơn nhiều nên mẹ có thể bế bé theo nhiều tư thế khác nhau.
Tuy nhiên, tuyệt đối không bế ngang hông trẻ, tránh ảnh hưởng đến dáng đi của trẻ khi lớn lên, có thể trẻ bị chân vòng kiềng mẹ nhé!
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z
– Cách cho trẻ sơ sinh bú
Nhắc tới cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời không cũng cần lưu tâm đến cách cho con bú. Để cho trẻ sơ sinh bú, mẹ làm như sau:
+ Đầu tiên cần vệ sinh đầu vú bằng khăn sạch và nước ấm.
+ Sau đó mẹ ôm bé vào lòng sao cho mũi bé ngang với núm vú. Lưu ý, bế trẻ để ngực bé áp vào ngực mẹ, bụng bé áp vào bụng mẹ mới là tư thế cho con bú đúng, mẹ nhé!
+ Nhẹ nhàng đưa đầu vú chạm vào mũi bé, kích thích bé mở miệng. Ngay khi bé mở to miệng, mẹ vòng tay xuống dưới người bé đỡ phần lưng và vai để ôm sát bé vào người. Cố gắng cho bé ngậm cả quầng vú mẹ.
– Tắm cho bé sơ sinh
Dù là chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi hay cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thì vấn đề tắm rửa vệ sinh cho bé rất quan trọng. Mẹ có thể vệ sinh người cho bé bằng khăn sạch và nước ấm. Khoảng 2 – 3 ngày, mẹ có thể tắm cho bé 1 lần. Khi tắm, chú ý vệ sinh cơ thể bé ở những phần có nhiều nếp gấp da như cổ, nách, chân, sau gáy, bẹn…
Sau khi tắm xong, cần lưu ý cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời theo các bước sau nhằm giữ ấm cho bé:
+ Lau khô người bé bằng khăn bông mềm, mặc quần áo, nhỏ mắt mũi, lau tai và xoa dầu.
+ Khi tắm cho bé, hãy đảm bảo phần cuống rốn của bé phải được giữ càng khô càng tốt để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
+ Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để biết cách chăm sóc phần rốn này cho đến khi nó rụng một cách tự nhiên trong khoảng 10 ngày.
– Cách thay tã cho trẻ sơ sinh
Thay tã cho trẻ sơ sinh là công việc hàng ngày lặp đi lặp lại nhiều lần của cha mẹ. Sau khi tháo tã cũ và vệ sinh sạch sẽ phần mông và vùng kín của bé bằng khăn ướt, mẹ dùng 1 bàn tay nâng chân bé lên và đặt tã sạch dưới mông bé.
Lõi thấm hút chất lỏng nên chạm vào da bé và phần cạnh trên của tã nên ở vị trí giữa lưng bé. Một tay mẹ giữ tã trên người bé, tay kia mở phần tai dán và dán lên mặt trước tã. Cố định tai dán hai bên và kiểm tra để chắc chắn tã vừa vặn với cơ thể bé.
Chăm sóc bé sơ sinh tại nhà
– Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời cần chú ý đến rốn trẻ. Có thể nhiều mẹ chưa biết, cuống rốn của trẻ sơ sinh là một vết thương hở, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu cho trẻ.
Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cần phải được làm hằng ngày và vệ sinh theo các bước sau:
+ Trước khi chăm sóc rốn cho trẻ, bạn cần rửa tay thật sạch, sát trùng tay bằng cồn 90°.
+ Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn của bé ra.
+ Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem rốn có bị viêm đỏ, có mủ, chảy dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi hay có bất kỳ bất thường nào khác không.
+ Lau rốn bằng bông gòn với nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.
+ Sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý.
+ Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
+ Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ thứ gì vấy bẩn vùng rốn.
– Cách cho bé sơ sinh ngủ
Cha mẹ cần lưu ý đến nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh ngủ, không được nóng quá cũng không nên lạnh quá. Nhiệt độ phòng thích hợp để cho trẻ sơ sinh ngủ là khoảng 28ºC. Nếu dùng điều hòa, mẹ không nên để nhiệt độ phòng quá thấp vì có thể khiến bé bị cảm lạnh dù đã được quấn khăn và đắp chăn đầy đủ. Bên cạnh đó, phòng có nhiệt độ cao cũng không tốt vì khiến con dễ đổ mồ hôi gây ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc.
Mẹ cần lưu ý tránh cho bé ngủ ở tư thế nằm sấp, nếu cho trẻ nằm sấp thì phải theo dõi cẩn thận vì trẻ dễ có nguy cơ đột tử. Thêm một lưu ý nhỏ nhưng rất quan trọng là bạn không nên để quá nhiều gối, thú nhồi bông… xung quanh trẻ. Những thứ này dễ khiến trẻ bị ngạt thở nếu chẳng may chúng đè vào mũi bé.
Bí quyết chăm trẻ sơ sinh
– Theo dõi nhiệt độ của trẻ
Cách đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý đến vị trí lấy nhiệt độ của bé:
+ Ở nách: Bạn đặt nhiệt kế vào nách bé và giữ trong khoảng 2 phút, nhiệt độ ở nách cộng thêm 0,50C mới là nhiệt độ thực tế của bé.
+ Ở hậu môn: Bạn đặt nhiệt kế vào hậu môn bé và giữ trong 1 phút, nhiệt độ đo được ở hậu môn chính là thân nhiệt thật của bé.
Khi thấy bé nóng sốt, mẹ nên đo nhiệt độ cho bé trước khi cân nhắc đến việc có nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt hay không. Tùy theo thân nhiệt của bé, bạn có các điều chỉnh việc chăm sóc bé cho phù hợp:
+ Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là 36,5 – 37,5°C.
+ Nếu thân nhiệt của bé thấp hơn 36,5°C: cần ủ ấm cho bé ngay.
+ Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 37,5°C: nên bỏ bớt khăn, mền, cởi bớt quần áo, mũ, vớ, cho bé bú nhiều hơn, theo dõi nhiệt độ của bé thật kỹ.
+ Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 38°C, bé đã bị sốt. Mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.
Bí quyết chăm trẻ sơ sinh hữu ích cho mẹ
Ngoài các cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z trên đây thì một vài bí quyết nho nhỏ dưới đây sẽ giúp cha mẹ nuôi con nhỏ dễ dàng hơn.
– Cách cho bé ợ hơi sau khi bú
Sau khi bé bú no, mẹ hãy cho bé ợ hơi để tránh ọc sữa. Việc ợ hơi này giúp bé hạn chế bị ọc sữa sau khi bú no và tình trạng trào ngược dạ dày thực quản vì chức năng của van giữa thực quản và dạ dày của bé sơ sinh chưa hoàn thiện.
Mẹ hãy bế bé ở tư thế vác vai, bụng bé áp sát vào ngực bạn, vỗ nhẹ lưng bé. Bế bé ở tư thế đó trong khoảng 10 – 15 phút, bạn hãy giữ đầu và cổ bé cẩn thận vì cổ bé sơ sinh còn rất yếu.
Cách cho bé ợ hơi sau khi bú
– Dỗ bé nín khóc
Trẻ sơ sinh khóc do rất nhiều nguyên nhân mà không phải lúc nào cũng rõ ràng. Khi đó mẹ có thể thử các cách dưới đây:
+ Cho con ợ hơi thường xuyên, ngay cả khi bé không có cảm giác khó chịu. Nếu bạn cho con bú, hãy cho bé ợ mỗi lần chuyển bầu ngực. Nếu trẻ bú bình, cho bé ợ hơi sau khi ăn 60 ml hoặc 90 ml sữa bột. Ngưng cho bú nếu bé khó chịu hoặc quay đầu từ chối núm vú hoặc bình sữa.
+ Đu đưa bé trong vòng tay bạn từ bên này sang bên kia. Ca hát, nói chuyện cũng có làm bé ngừng khóc.
+ Hãy đặt con vào xe đẩy và đi dạo. Việc chuyển động cũng có tác dụng làm dịu trẻ sơ sinh.
Cho bé tắm nước ấm.
– Xoa bóp và massage trẻ sơ sinh
Massage cho trẻ sơ sinh không chỉ là một sự tương tác tuyệt vời để tạo nên sợi dây tiếp xúc, gắn kết và phát triển mối quan hệ giữa cha mẹ và bé, massage trẻ sơ sinh rất có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ:
+ Giúp bé thư giãn.
+ Giúp phát triển sự yên tâm và tin cậy của bé đối với cha mẹ.
+ Massage có thể cải thiện giấc ngủ của bé.
+ Giúp tăng cường hệ miễn dịch.
+ Cải thiện lưu thông máu và tình trạng da.
+ Hỗ trợ tiêu hóa của trẻ.
+ Giảm thiểu các triệu chứng như đau bụng và trào ngược
Trên đây là toàn bộ cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z mà Danke muốn chia sẻ với các mẹ. Hãy thường xuyên cập nhật các thông tin chăm sóc khỏe cho con trong chuyên mục tin tức của Danke nhé!
>> Xem thêm:
- Hướng dẫn chọn sữa cho bé 4 tuổi bị táo bón hiệu quả!
- Làm sao để tăng cân khi mang thai một cách khoa học và cân đối?
- Đạm whey là gì? Sữa đạm whey cho bé nào tốt hiện nay?
2 bình luận trong “Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z cho mẹ tại nhà”