Kém hấp thu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng. Hầu hết trẻ em Việt Nam đều gặp tình trạng kém hấp thu chậm tăng cân. Đây chính là lý do khiến nhiều bậc cha mẹ tìm đủ mọi cách cải thiện tình trạng của con. Mẹ cùng Danke tìm hiểu nguyên nhân cũng như giải pháp cho bé kém hấp thu chậm tăng cân tại đây nhé!
Mẹ thấy con ăn uống bình thường, thậm chí ăn uống tốt nhưng cân nặng vẫn đứng yên tại chỗ. Việc trẻ vẫn ăn uống bình thường nhưng hệ tiêu hóa của trẻ lại không thể hấp thu các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Điều này dẫn đến cơ thể trẻ rơi vào tình trạng thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng bổ trợ sự phát triển của cơ thể. Đây chính là hiện tượng bé kém hấp thu chậm tăng cân.
Mục lục
Nguyên nhân khiến bé kém hấp thu chậm tăng cân
Trẻ kém hấp thu chậm tăng cân do một số nguyên nhân đó là:
– Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện
Trong giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thể phát triển hoàn thiện, theo đó khả năng miễn dịch rất non kém nên rất dễ mắc phải các hội chứng rối loạn đường tiêu hóa.
– Chế độ ăn của trẻ chưa hợp lý hoặc chưa phù hợp với lứa tuổi
Mẹ để trẻ ăn dặm quá sớm hay không đúng thời gian biểu. Những vấn đề này về lâu dài sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, kéo theo đó là những ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.

– Loạn khuẩn ruột
Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng hệ vi sinh đường ruột trở nên mất cân bằng. Tình trạng này cũng chính là nguyên nhân làm gián đoạn và giảm hiệu quả quá trình hấp thu dinh dưỡng ở trẻ.
– Không dung nạp đường lactose
Ngoài ra, không dung nạp đường lactose cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó hấp thu dinh dưỡng.
Triệu chứng của trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng
Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng nếu kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Đặc biệt, sự suy giảm hệ miễn dịch của trẻ dễ khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm. Vì vậy, gia đình cần biết các dấu hiệu ban đầu ở trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng để xử lý kịp thời, giúp trẻ mau chóng cải thiện tình trạng bệnh:
– Trẻ có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và ói mửa.
– Da dẻ khô, dễ bầm tím dù chỉ va chạm nhẹ.
– Tính khí thay đổi, hay quấy khóc và dễ cáu gắt.
– Xuất hiện triệu chứng tiêu chảy hoặc phân lỏng sệt (có lượng nhiều).
– Sức đề kháng yếu, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
– Có dấu hiệu sụt cân hoặc tăng cân rất chậm.
Ở những trẻ hấp thu chất dinh dưỡng thì tình trạng tiêu chảy mãn tính (hoặc liên tục) chính là một triệu chứng rất phổ biến. Do đó, cha mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ có triệu chứng bệnh trên để kịp thời xử lý, đưa ra các biện pháp điều trị cần thiết.
Trẻ không hấp thu phải làm sao?
Mẹ hãy ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ hấp thu cho bé. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho bé kém hấp thu chậm tăng cân để mẹ tham khảo.
Các loại thực phẩm giàu chất đạm
Thực phẩm giàu đạm rất tốt cho trẻ hấp thu kém, đặc biệt ưu tiên đạm có nguồn gốc từ động vật.
– Thịt
Thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất phù hợp cho những trẻ kém hấp thu dinh dưỡng. Khi trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể dùng thịt nạc vai, thịt mông sấn trong khẩu phần ăn để tăng thêm năng lượng cho trẻ.
– Trứng
Trứng chứa nhiều chất đạm. Đạm trong trứng mang đầy đủ các acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối, chính vì vậy cơ thể trẻ có thể dễ dàng hấp thu. Ngoài ra, lòng đỏ trứng có nhiều chất đạm, chất béo, muối khoáng và các loại vitamin nên hãy cha mẹ ưu tiên cho trẻ ăn lòng đỏ trứng.
– Cá, tôm, cua
Hải sản chứa nhiều chất đạm, dễ tiêu hoá hơn đạm thịt. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn chứa nhiều Canxi, Phốt pho rất tốt trong việc phòng ngừa chứng còi xương ở trẻ.

– Sữa
Trẻ nên được bú sữa mẹ là tốt nhất. Nếu trong trường hợp không thể hoặc người mẹ không có đủ sữa thì nên cho trẻ dùng sữa bột công thức giàu dinh dưỡng, có hàm lượng năng lượng cao giúp trẻ hấp thu hiệu quả.
>> Xem thêm: Em bé bị bón vào mùa đông: Nguyên nhân và giải pháp!
Các loại thực phẩm giàu chất béo
Với cùng một hàm lượng, chất béo sẽ cung cấp gấp đôi năng lượng cho trẻ so với chất đạm và tinh bột. Ngoài ra, các vitamin tan trong dầu cũng được hấp thu và cung cấp các acid béo no cần thiết. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý nên cho trẻ ăn cả mỡ động vật (đặc biệt là mỡ gà) lẫn dầu thực vật, vì chúng sẽ cung cấp acid béo chưa no rất tốt cho sự hấp thu của trẻ, cũng như những acid béo no cần cho sự chuyển hoá trong cơ thể.

Các thực phẩm giàu glucid
Gạo và mì là những thực phẩm rất giàu glucid. Với lượng lớn trong khẩu phần ăn sẽ đóng rất vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ rau và hoa quả tươi để cung cấp đủ chất xơ, các vitamin cần thiết và các yếu tố vi lượng.
Sữa cho trẻ kém hấp thu: Monilait Bio
Sữa là thực phẩm bổ sung không thể thiếu cho trẻ nhỏ. Đối với trẻ kém hấp thu chậm tăng cân, mẹ nên chọn các loại sữa được bổ sung đạm dễ hấp thu, giàu chất xơ và đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể của trẻ. Monilait Bio là dòng sữa được cải tiến công thức mới của Danke Group. Sản phẩm sử dụng đạm Whey và chất béo MCT dễ hòa tan và hấp thu rất có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ kém hấp thu chậm tăng cân.

Bên cạnh đó, Monilait Bio còn giàu chất xơ và men vi sinh chứa lợi khuẩn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ luôn khỏe mạnh, tiêu hóa tốt – từ đó làm giảm quá trình kém hấp thu. Sữa Monilait Bio cũng được bổ sung sữa non 24h giàu kháng thể IGG cùng 2’ FL HMO giúp tăng cường đề kháng và phòng các bệnh đường ruột cho trẻ. Đây cũng là nền tảng để trẻ có sức khỏe tốt, tiêu hóa và hấp thu khỏe mạnh.
Trên đây là kinh nghiệm chăm sóc bé kém hấp thu chậm tăng cân để mẹ tham khảo. Nếu mẹ còn gặp khó khăn gì trong việc chăm trẻ kém hấp thu chậm tăng cân hãy kết nối với Danke để được các chuyên gia dinh dưỡng hỗ trợ nhé!