Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ sơ sinh với đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, sau một thời gian sinh con, các mẹ sẽ phải nhanh chóng trở lại với công việc. Chính vì vậy sẽ không có thời gian cho con bú trực tiếp. Vậy nên bảo quản sữa mẹ như thế nào vẫn đảm bảo chất lượng? Bài viết hôm nay của Danke sẽ giúp các mẹ giải đáp vấn đề này!
Mục lục
3 cách bảo quản sữa mẹ như thế nào để đảm bảo chất lượng
Nếu mẹ đang băn khoăn nên bảo quản sữa mẹ như thế nào mà vừa để được lâu vừa đảm bảo chất lượng cho trẻ thì dưới đây chính là câu trả lời!

Bảo quản sữa mẹ như thế nào cho đúng cách?
– Sữa mẹ vắt ra bảo quản trong tủ đông đá
Cách bảo quản sữa mẹ hiệu quả chính là bảo quản trong tủ đông đá. Sữa mẹ vắt ra có thể để được 3 tháng ở ngăn đông đá có cánh cửa riêng với ngăn lạnh (tương đương -18 độ C), để được 2 tuần trong ngăn đông đá không có cánh cửa riêng với ngăn lạnh (tương đương -15 độ C), để được 6-12 tháng trong ngăn đông đá của tủ lạnh có công nghệ không đóng tuyết (tương đương -20 độ C).
Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản sữa trong ngăn đông đá của tủ lạnh có thể làm mất đi một lượng các tế bào bạch cầu cũng như hàm lượng vitamin C trong sữa mẹ. Thế nhưng lượng protein, chất béo, các enzim, đường lactose và hầu hết các vitamin và chất kháng thể, chất chống viêm khác hầu như vẫn được đảm bảo.

Ngăn đông tủ lạnh là nới bảo quán sữa mẹ hiệu quả
– Sữa mẹ vắt ra bảo quản được ít nhất 72 tiếng trong tủ lạnh
Nếu lượng sữa cần bảo quản ít hơn các mẹ có thể bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh. Với sữa mẹ mới được vắt ra có thể bảo quản được trong vòng 5 ngày. Tuy nhiên thời gian bảo quản và sử dụng tối ưu là trong vòng 3 ngày các mẹ nhé!

– Sữa mẹ vắt ra có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 6-8 tiếng
Nếu gia đình nào không có tủ lạnh hoặc muốn cho con uống sữa ngay thì có thể bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng bình thường. Khi nhiệt độ phòng ở mức 26 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được trong vòng 6-8 tiếng mà không sợ bị mất chất dinh dưỡng. Còn nhiệt độ phòng cao hơn 26 độ C, vi khuẩn sẽ phát triển nhanh hơn, chính vì vậy sữa mẹ chỉ bảo quản được 3-4 tiếng.
Hướng dẫn cách rã đông sữa mẹ đúng cách
Ngoài bảo quản sữa mẹ như thế nào hiệu quả thì cách rã đông sữa mẹ cũng cần được quan tâm.
– Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh:
+ Trước khi sử dụng 1 ngày, mẹ nên cho sữa từ ngăn giữ đông xuống ngăn mát để rã đông nhưng vẫn giữ nhiệt độ tủ lạnh. Một cách khác là mẹ có thể rã đông sữa trong một chậu nước đá lạnh.
+ Khi sữa đã chảy mềm hoàn toàn sang dạng lỏng, lúc đó mẹ cần nhẹ nhàng lắc để lớp váng sữa nhiều chất béo và phần nước sữa trong được hòa đều với nhau. Sau đó mới thay nước ngâm sữa thành nước ấm nóng để hâm đến nhiệt độ thích hợp cho con ăn.
– Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh:
Mẹ lấy sữa trong tủ lạnh ra và ngâm trong nước ấm 40 độ cho đến khi đạt nhiệt độ phù hợp để con ăn. Chú ý mẹ không nên ngâm sữa trong nước quá nóng vì sẽ làm mất vitamin và khoáng chất có trong sữa mẹ.

Sữa mẹ sau khi bảo quản lạnh cần được giã đông trước khi cho con dùng
– Những điều cần lưu ý khi rã đông sữa mẹ
+ Sữa mẹ sau khi đã lấy ra khỏi tủ lạnh không thể cấp đông lại dùng tiếp. Do đó, mẹ chỉ nên lấy đúng lượng sữa vừa ăn mỗi cữ cho con.
+ Sữa mẹ sau rã đông đã hâm nóng chỉ để ở nhiệt độ phòng trong tối đa 4 giờ.
+ Sữa được bảo quản tủ lạnh hay xuất hiện váng bề mặt, nước sữa bên dưới trong. Khi dùng, mẹ cần hấp nóng cách thủy với sữa bảo quản ngăn đá. Còn với sữa bảo quản ngăn mát thì nên đặt bình sữa ngâm ấm trong bát nước ấm nóng, lắc nhẹ bình sữa cho đều trước khi con ăn.
+ Không ra đông sữa mẹ ở nhiệt độ phòng vì rất có thể bị vi khuẩn xâm nhập, nên để rã đông sữa ở ngăn mát tủ lạnh.
+ Khi có hiện tượng sữa rã đông kết tủa thành đám mây trắng đục thì là đã hỏng không sử dụng được, không đảm bảo chất lượng cũng như an toàn cho đường tiêu hoá của con.
+ Túi hoặc bình đựng sữa mẹ đông lạnh của bạn nên có nhãn có ghi ngày tháng. Ưu tiên rã đông và hâm nóng bình sữa đã bảo quản lâu nhất.

+ Không rã đông bằng cách đun sữa mẹ hay rã đông sữa bằng lò vi sóng. Vì sóng microwave, sóng điện từ sẽ phá huỷ vitamin và kháng thể thiết yếu trong sữa, khiến sữa mẹ mất một phần chất đạm cũng như các dinh dưỡng quý báu khác, hơn nữa sữa nóng không kiểm soát được có thể làm bỏng con.
+ Không nên sử dụng bếp để rã đông sữa mẹ. Khi mẹ đặt một túi hoặc hộp đựng sữa mẹ vào nồi nước sôi trên bếp, nó có thể bị quá nóng, dẫn tới phá hủy các chất dinh dưỡng và gây bỏng nguy hiểm cho con. Khi đun nóng sữa, sữa có thể nóng không đều tạo ra những điểm nóng rất dễ gây bỏng miệng trẻ.
+ Trong trường hợp cần rã đông nhanh hơn, mẹ có thể đặt bình sữa vào một bát nước ấm, đảm bảo mực nước không ngập bình sữa.
+ Sữa sau khi rã đông, nếu bé bú không hết thì phải bỏ đi, không được dùng hay trữ lại. Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt.
Trên đây là cách bảo quản sữa mẹ như thế nào hiệu quả cũng như cách rã đông sữa mẹ hiệu quả. Nếu mẹ nào có cách bảo quản và rã đông hay hơn hãy chia sẻ cùng Danke nhé!
>>> Xem thêm:
- Sữa nào giúp bé TĂNG CÂN nhanh nhất? [Chuyên gia gải đáp]
- Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh
2 bình luận trong “3 Cách bảo quản sữa mẹ như thế nào vẫn đảm bảo chất lượng?”